Cung cấp thông tin về ngày Sức khỏe Thế giới 7/4. Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Sức khỏe Thế giới. Gợi ý một số món quà ý nghĩa tặng người thân để nâng cao sức khỏe. Click xem ngay!
- Tử vi vui 12 cung hoàng đạo ngày 28/11: Thiên Bình may mắn, Sư Tử khó khăn
- Ngày 6 tháng 4 là ngày gì? Ý nghĩa, nguồn gốc ngày 6/4
- 18/6 là ngày gì? Những sự kiện quan trọng nào đã diễn ra vào ngày 18/6?
- Tuổi Mậu Ngọ 1978 Mệnh Gì? Hợp Với Tuổi Gì, Hợp Màu Gì?
- Tháng 7 cung gì? Giải mã bí ẩn về cung hoàng đạo tháng 7
Sức khỏe luôn là một trong những vấn đề hàng đầu được nhiều người quan tâm. Và để lan tỏa, tuyên truyền cũng như liên kết cộng đồng với các thông điệp về sức khỏe, tổ chức Y tế Thế giới đã chọn ngày 7/4 là ngày Sức khoẻ Thế giới. Hãy cùng Thế Giới Di Động tìm hiểu về ngày này qua bài viết dưới đây nhé!
1. Ngày 7/4 là ngày gì?
Ngày 7/4 mỗi năm được gọi là ngày Sức khỏe Thế giới hay với tên gọi khác là ngày Y tế Thế giới hay World Health Day (WHD). Đây là ngày được tổ chức dưới sự bảo trợ của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhằm kỷ niệm việc thành lập WHO và là một cơ hội để thu hút toàn thế giới hằng năm quan tâm đến sức khỏe toàn cầu.
Bạn đang xem: 7/4 là ngày gì? Ý nghĩa và nguồn gốc của ngày Sức khỏe Thế giới
Ngày 7/4 là ngày Sức khỏe Thế giới
2. Nguồn gốc của ngày Sức khỏe Thế giới
Năm 1948, WHO tổ chức Hội nghị sức khỏe thế giới đầu tiên.
Năm 1950, WHO chọn ngày mùng 7 tháng 4 hàng năm là ngày Sức khỏe Thế giới.
Mục tiêu của ngày Sức khỏe Thế giới là mang đến cho cộng đồng nhận thức về một chủ đề sức khỏe cụ thể. Vì vậy, WHO đã chọn ra một lĩnh vực ưu tiên của Y tế công cộng toàn cầu để làm chủ đề cho ngày Sức khỏe thế giới.
Mục tiêu của ngày Sức khỏe Thế giới là mang đến cho cộng đồng nhận thức về một chủ đề sức khỏe cụ thể
Cụ thể,vào ngày7/4/2017, WHO đã chọn chủ đề “Phòng, chống trầm cảm” nhằm mục đích nâng cao nhận thức của toàn xã hội về gánh nặng trầm cảm, xóa bỏ kỳ thị đối với rối loạn tâm thần nói chung và trầm cảm nói riêng. Bên cạnh đó, WHO còn lựa chọn các cách thức đơn giản, hiệu quả để dự phòng và giúp bệnh nhân vượt qua trầm cảm, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của Liên hiệp quốc: “Bảo đảm cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc cho tất cả mọi người”.
3. Ý nghĩa của ngày Sức khỏe Thế giới
Ngày Sức khỏe Thế giới 7/4 mang ý nghĩa to lớn đối với lĩnh vực y tế thế giới. Nó hướng tới mục tiêu tất cả người dân và cộng đồng trên thế giới đều được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng và hiệu quả. Đồng thời nâng cao ý thức về việc bảo vệ sức khỏe như khuyến khích người dân dự phòng bệnh tật, khám sàng lọc để phát hiện bệnh sớm, điều trị khi mắc bệnh và được bảo hiểm y tế cũng như các nguồn lực xã hội hỗ trợ chi trả nhằm giảm thiểu những rủi ro do gánh nặng tài chính cho người dân toàn cầu.
Ngày Sức khỏe Thế giới 7/4 mang ý nghĩa to lớn đối với lĩnh vực y tế thế giới
4. 10 vấn đề sức khỏe toàn cầu được quan tâm trong 2021
4.1. Xây dựng tình đoàn kết trên phạm vi toàn cầu vì an ninh y tế trên toàn thế giới
Nhằm hướng đến mục tiêu hỗ trợ tốt hơn cho những cộng đồng dễ bị tổn thương nhất về các rủi ro khẩn cấp đối với sức khỏe, WHO sẽ tận dụng các quan hệ đối tác để xây dựng lực lượng lao động trong các trường hợp khẩn cấp về y tế toàn cầu nhằm mở rộng, đào tạo và chuẩn hóa các hỗ trợ y tế và xây dựng y tế công cộng chất lượng cao.
Hỗ trợ y tế và xây dựng y tế công cộng chất lượng cao
4.2. Tăng tốc để người dân được tiếp cận xét nghiệm, thuốc và vắc xin phòng chống COVID-19
WHO đã và đang hỗ trợ các công cụ chống dịch COVID-19 hữu hiệu cho tất cả các quốc gia thành viên đang nhiễm dịch. Cụ thể, vào năm 2021, WHO sẽ phân phối 2 tỷ vắc xin, 245 triệu đợt điều trị, xét nghiệm cho 500 triệu người ở các nước có thu nhập thấp và trung bình và củng cố lại các hệ thống y tế cần thiết để hỗ trợ triển khai các hoạt động này.
Xem thêm : Lịch Âm hôm nay (16-2) và những thông tin cần biết
Hỗ trợ các công cụ chống dịch COVID-19 hữu hiệu cho tất cả các quốc gia thành viên đang nhiễm dịch
4.3. Nâng cao sức khỏe cho mọi người
Năm 2021, WHO sẽ thực hiện kế hoạch giúp các quốc gia củng cố lại hệ thống y tế để có thể đáp ứng với đại dịch COVID-19. Đồng thời cung cấp tất cả các dịch vụ y tế thiết yếu cần thiết để giữ cho mọi người ở mọi lứa tuổi khỏe mạnh ngay gần nhà và mà không bị rơi vào cảnh nghèo đói do chi phí y tế.
Thực hiện kế hoạch nâng cao sức khỏe
4.4. Giải quyết bất bình đẳng về sức khỏe
WHO sẽ làm việc với các quốc gia để giám sát và giải quyết các bất bình đẳng về sức khỏe liên quan đến các vấn đề quan trọng như thu nhập, giới tính, dân tộc, khu vực sống như vùng nông thôn hẻo lánh, các vùng đô thị khó khăn,… giáo dục, nghề nghiệp và điều kiện việc làm.
Giám sát và giải quyết các bất bình đẳng về sức khỏe
4.5. Cung cấp sự lãnh đạo toàn cầu về khoa học và dữ liệu sức khoẻ
WHO sẽ theo dõi và đánh giá những phát triển khoa học mới nhất về COVID-19. Hơn thế nữa, tổ chức cũng sẽ xác định các cơ hội để khai thác những tiến bộ đó nhằm cải thiện sức khỏe toàn cầu.
Theo dõi và đánh giá những phát triển khoa học mới nhất về COVID-19
4.6. Hồi sinh những nỗ lực giải quyết các bệnh truyền nhiễm
Năm 2021, WHO sẽ giúp các quốc gia tiêm vắc xin phòng bệnh bại liệt và các bệnh khác cho những người đã bỏ lỡ trong đại dịch. Ngoài ra, WHO sẽ nỗ lực cải thiện khả năng tiếp cận với vắc-xin HPV như một phần của nỗ lực toàn cầu mới nhằm chấm dứt bệnh ung thư cổ tử cung như đã tuyên bố trong năm 2020.
Nỗ lực cải thiện khả năng tiếp cận với vắc-xin HPV
4.7. Chống kháng thuốc
WHO sẽ cải thiện hơn nữa việc giám sát toàn cầu và tiếp tục hỗ trợ các kế hoạch hành động quốc gia, đảm bảo rằng chủ đề kháng sinh sẽ được đưa vào các kế hoạch tăng cường hệ thống y tế và chuẩn bị cho các trường hợp khẩn cấp về y tế.
Kháng sinh sẽ được đưa vào các kế hoạch tăng cường hệ thống y tế
4.8. Ngăn ngừa và điều trị các bệnh mạn tính không lây (NCDs) và các tình trạng sức khỏe tâm thần
WHO cũng đã thấy tác động tàn khốc của đại dịch cũng như hậu quả mà nó mang lại như đóng cửa, an ninh kinh tế, nỗi sợ hãi và sự không chắc chắn đối với sức khỏe tâm thần của mọi người trên toàn thế giới. Vào năm 2021, WHO sẽ hỗ trợ mở rộng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng và cho những người sống trong các khu vực bị ảnh hưởng bởi xung đột hoặc thiên tai.
Hỗ trợ các nỗ lực mở rộng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần
4.9. Xây dựng lại tốt hơn
WHO sẽ tiếp nhận các khuyến nghị từ “2020 WHO/UNICEF/Lancet Commission” để đảm bảo một hành tinh khỏe mạnh hơn cho trẻ em và tiếp tục công việc cải thiện hệ thống dinh dưỡng và thực phẩm trên toàn thế giới.
Cải thiện hệ thống dinh dưỡng và thực phẩm trên toàn thế giới
4.10. Đoàn kết để hành động
Vào năm 2021, WHO sẽ ưu tiên xây dựng năng lực quốc gia với các sáng kiến mới như làm việc với các nhóm thanh niên, tăng cường và mở rộng quan hệ đối tác với xã hội dân sự và khu vực tư nhân.
Ưu tiên xây dựng năng lực quốc gia với các sáng kiến mới
5. Gợi ý quà tặng cho người thân nhằm nâng cao sức khỏe
5.1. Thực phẩm chức năng
Thực phẩm chức năng như các loại vitamin, thuốc bổ,… có giá trị dinh dưỡng cao và mang đến một số lợi ích sức khỏe mạnh mẽ. Ví dụ, các loại thực phẩm này có thể bảo vệ cơ thể, chống lại bệnh tật, ngăn ngừa sự thiếu hụt chất dinh dưỡng và thúc đẩy sự tăng trưởng. Ngoài ra, thực phẩm chức năng còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe, tăng sức đề kháng, giảm lo âu và giảm căng thẳng.
Thực phẩm chức năng có giá trị dinh dưỡng cao
5.2. Thực phẩm bổ sung
Các loại thực phẩm bổ sung trên thị trường như thảo dược, tổ yến, đông trùng hạ thảo, nhân sâm,… cũng là một trong những món quà ý nghĩa dành tặng người thân nhằm nâng cao sức khỏe. Chúng có công dụng bổ sung chất dinh dưỡng vào chế độ ăn nhằm bù đắp những dinh dưỡng thiếu hụt hoặc để tăng cường sức khỏe.
Thực phẩm bổ sung giúp tăng cường hệ miễn dịch
5.3. Khuyến khích tập thể thao
Ngoài những món quà ở trên thì việc khuyến khích người thân tập thể dục, thể thao cũng là một món quà tinh thần dành cho người thân của mình. Tập thể dục và các hoạt động thể chất là những cách tuyệt vời để họ có thể cảm thấy tốt hơn, cân bằng cảm xúc, tăng cường sức khỏe và tận hưởng cuộc sống.
Việc khuyến khích người thân tập thể dục là một món quà tinh thần
Bên cạnh đó, tặng người thân một chiếc đồng hồ thông minh cũng là lựa chọn tuyệt vời trong quá trình họ tập luyện thể thao bởi nó có các chức năng hỗ trợ như đo nhịp tim, đo huyết áp, đếm bước chân, tính lượng calo được đốt cháy,…. Ngoài ra, tai nghe cũng là món quà giúp tinh thần của người tập phấn chấn và tràn đầy năng lượng hơn.
Hy vọng sau khi tham khảo bài viết này bạn sẽ hiểu hơn về ngày Sức khỏe Thế Giới. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết, hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!
Nguồn: https://pinkcloud.edu.vn
Danh mục: Tinh hoa