Những khi thời tiết lạnh, nhiều người gặp hiện tượng chai dầu ăn đông lại có chai không. Điều đó khiến nhiều người lo ngại có phải chất lượng dầu ăn kém thì sẽ bị đông?
- Mướp đắng có bao nhiêu calo?
- Tổ Tiên dặn chẳng sai: ‘2 con chim bay vào nhà, không tai ương cũng xui xẻo’ nhớ đuổi đi ngay
- Cơm cháy bao nhiêu calo? Ăn cơm cháy có béo không?
- Các cụ nói: ‘Nhất gái lớn 2, nhì trai lớn 1’, không phải nói tuổi ai nhiều hơn ai mà là điều này
- Ăn nho khô có béo không? Những lợi ích nho khô đem lại cho sức khỏe
Thực ra, dầu ăn bị đông khi trời lạnh chỉ là hiện tượng vật lý bình thường, không ảnh hưởng đến chất lượng. Mỗi loại dầu ăn có điểm đông khác nhau, chúng cao hay thấp liên quan đến thành phần axit béo trong sản phẩm. Nếu hàm lượng axit béo bão hòa cao thì dầu dễ bị đông hơn. Các loại dầu ăn chứa nhiều axit béo không bão hòa có nhiệt độ đông thấp hơn. Dầu ăn khi đông không biến đổi về hóa học nên không giảm chất lượng.
Bạn đang xem: Thời tiết lạnh, dầu ăn bị đông có phải là dấu hiệu dầu “dởm”? Mẹo nhận biết dầu xịn và bảo quản đúng cách
Những loại dầu ăn dễ bị đông nhanh trong vài phút khi nhiệt độ thấp như dầu mè (vừng), dầu dừa, dầu đậu phộng (dầu lạc), dầu cọ;…cũng có loại chịu được đến vài giờ, vài ngày, thậm chí vài tuần như dầu đậu nành, dầu hạt cải, dầu hướng dương, dầu gạo….
Tình trạng dầu ăn bị đông lại không ảnh hưởng chất lượng cũng như sức khỏe, chỉ là do loại dầu ăn khác nhau thì độ đông khác nhau. Nhưng người tiêu dùng nên nhớ dầu ăn đúng chuẩn sẽ không đông đặc cả chai bởi vì thành phần chất béo trong dầu ăn đa dạng nên không đông đồng nhất giống như mỡ lợn. Ở cùng một mức nhiệt, một môi trường nhưng mức độ hóa rắn của cùng một sản phẩm dầu ăn thuộc các lô sản xuất khác nhau cũng có thể không giống nhau do đó có chai đông ít chai đông nhiều, chai không đông.
Tóm lại, bất kỳ loại dầu ăn nào cũng sẽ đông lại một cách tự nhiên khi nhiệt độ bảo quản thấp. Đây là sự thay đổi về trạng thái vật lý, không tạo ra bất kỳ phản ứng hóa học nào.
Xem thêm : Bánh yến mạch Hàn Quốc bao nhiêu calo và ăn có béo không?
Cách chọn dầu ăn xịn
Nhìn vào phần không bị dán nhãn ít nhất 5 giây: Khi mua dầu ăn, bạn nên nhìn vào khu vực không dán nhãn để quan sát màu sắc và độ trong suốt của dầu. Dầu ăn ngon phải có màu trong tự nhiên. Các loại dầu được làm từ các nguồn thực vật khác nhau nên màu sắc cũng sẽ khác nhau. Dầu đậu phộng thì thường có màu vàng cam, dầu hạt cải thường có màu vàng ánh chút xanh lục. Chai dầu ăn tốt là: Ít lượng nước và tạp chất, không lợn cợn và có độ trong suốt cao. Do đó hãy nhìn kỹ nếu thấy chúng lợn cợn, bị đông ở đáy hoặc có chất li ti lơ lửng thì không lấy, kể cả chai dầu của thương hiệu quen dùng.
Miết thử dầu ăn lên tay: Khi mua về muốn thẩm định lại dầu đó có ngon không bạn có thể dùng ngón tay nhúng dầu rồi miết nhẹ, ngửi thử, dầu ngon sẽ không có mùi lạ, mùi khét, mùi hôi, tanh. Nếu chai dầu ăn có thương hiệu được quảng cáo trên truyền hình nhưng có mùi lạ cũng không lấy, chứng tỏ thương hiệu đó sản xuất không tốt, hoặc lô dầu ăn đó kém chất lượng. Với các loại dầu ăn làm từ lạc, vừng, đậu, ô liu…, nếu tinh ý, bạn có thể nhận thấy mùi thơm đặc trưng của các loại hạt này.
Ưu tiên các loại dầu có thương hiệu nhưng phải nhìn nhãn kỹ càng: Dầu ăn có nhiều công nghệ chế biến. Bạn nên mua dầu ăn của thương hiệu uy tín. Khi mua bạn vẫn cần chú ý nhìn kỹ nhãn vì bây giờ công nghệ làm giả rất tinh vi. Bạn nên xem trên nhãn có những dấu hiệu lạ như nhãn mờ, ký tự không đồng đều, các chữ viết không gọn gàng, sai chính tả… Đó có thể là dấu hiệu dầu ăn bị nhái, nhất là khi mua hàng lưu động.
Tránh dầu bán theo can: Loại này có thể là dầu tự tái chế không theo quy chuẩn nào cả và rất có nguy cơ tái chế từ dầu đã chiên rán nhiều lần. Khi thấy nghi ngờ hãy gọi vào số điện thoại in trên tem nhãn, hoặc xem có mã QR không thì quét để kiểm tra.
Xem thêm : Những tư thế sex có thể gây ch.ết người
Bảo quản dầu ăn đúng cách giữ chất lượng
– Luôn đóng chặt chai dầu ăn sau khi dùng để không cho hơi ẩm, bụi bẩn lọt vào.
– Không đựng dầu ăn trong chai lọ bị ướt vì trong lọ có thể chứa nhiều vi khuẩn khiến dầu ăn phân hủy và nhanh hỏng. Nếu bạn muốn chiết dầu ăn từ chai lớn thì nên đựng trong chai sạch, khô ráo.
– Bảo quản dầu ăn ở nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời hoặc để ở nơi có độ ẩm cao.
– Tránh để dầu ăn gần bếp nấu vì sẽ nhanh khiến chúng bị oxy hóa. Nếu để dầu ăn tiếp xúc với ánh nắng, hơi nóng và tiếp xúc không khí nhiều thì dầu ăn sẽ nhanh hỏng có thể trở nên độc hại.
– Dầu ăn không dùng hết mà đã rót ra không nên rót lại vào chai. Tốt nhất là chỉ sử dụng dầu ăn trong 8 -10 tháng sau khi mở nắp.
Nguồn: https://pinkcloud.edu.vn
Danh mục: Sức khỏe