1. Khái quát chung
– Gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.
Bạn đang xem: Tây Nguyên là vùng đứng đầu cả nước về
– Diện tích: 54,7 nghìn km2 (16,5%), dân số 5,9 triệu người (6,1% – 2019).
– Tiếp giáp: Là vùng duy nhất không giáp biển, giáp Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, giáp hạ Lào và Đông Bắc Campuchia.
2. Phát triển công nghiệp lâu năm
a) Điều kiện phát triển
– Đất badan (khoảng 1,4 triệu ha) có tầng phong phú hoá sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn.
– Khí hậu có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài (có khi 4-5 tháng). Khí hậu phân hóa theo độ cao nên phát triển cây có nguồn gốc cận và ôn đới (chè).
b) Tình hình phát triển
– Cà phê: cây công nghiệp quan trọng số một của Tây Nguyên. Diện tích hơn 568,8 nghìn ha, chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước. Đắk Lắk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất.
– Chè: được trồng chủ yếu trên các cao nguyên ở Lâm Đồng và một phần ở Gia Lai. Lâm Đồng hiện nay là tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước.
– Cao su: Tây Nguyên là vùng trồng cao su lớn thứ hai, sau Đông Nam Bộ. Cao su được trồng chủ yếu ở tỉnh Gia Lai và tỉnh Đắk Lắk.
– Dâu tằm: là vùng trồng dâu tằm lớn nhất nước ta (cao nguyên Di Linh).
– Các cây công nghiệp khác: bông, hồ tiêu, điều khá phát triển.
=> Việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm đã thu hút nguồn lao động từ các vùng khác.
Tây Nguyên là vùng có diện tích cà phê lớn nhất ở nước ta hiện nay
Lâm Đồng là tỉnh có diện tích chè lớn nhất nước ta
Xem thêm : Top những bài hát về mùa xuân hay nhất mọi thời đại
c) Giải pháp
– Ngăn chặn việc phá rừng, khai thác đi đôi với bảo vệ và trồng rừng mới.
– Tăng cường công tác thủy lợi (công trình thủy lợi kết hợp thủy điện).
– Nâng cấp, mở rộng mạng lưới giao thông vận tải (Bắc – Nam, Đông – Tây).
– Hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
– Bổ sung nguồn lao động có chuyên môn, kĩ thuật.
– Đa dạng hoá cơ cấu cây công nghiệp và thu hút vốn đầu tư.
– Đẩy mạnh khâu chế biến các sản phẩm công nghiệp và xuất khẩu.
KHAI THÁC MỘT SỐ THẾ MẠNH CHỦ YẾU VỀ NÔNG, LÂM NGHIỆP
Ở TÂY NGUYÊN
3. Khai thác và chế biến lâm sản
a) Vai trò
– Tây Nguyên là “kho vàng xanh”, rừng che phủ 60% diện tích lãnh thổ với 35% diện tích đất có rừng và 52% sản lượng gỗ có thể khai thác của cả nước.
– Trong rừng có nhiều gỗ quý: cẩm lai, gụ mật, nghiến, trắc,…
– Là môi trường sống của nhiều chim, thú quý: voi, bò tót, gấu,…
– Cân bằng sinh thái, giữ mực nước ngầm, chống xói mòn, rửa trôi,…
Tây Nguyên được mệnh danh là “kho vàng xanh” của cả nước
b) Hiện trạng
– Tài nguyên rừng bị suy giảm.
– Nguyên nhân: khai thác bừa bãi, cháy rừng,…
– Hậu quả: mất lớp phủ thực vật, trữ lượng gỗ ít, nước ngầm hạ thấp, đe dọa môi trường sống của các loài động vật,…
c) Phương hướng
– Ngăn chặn nạn phá rừng.
– Khai thác rừng hợp lí đi đôi với khoanh nuôi, trồng rừng mới.
– Công tác giao đất giao rừng cần được đẩy mạnh.
– Đẩy mạnh việc chế biến gỗ tại địa phương, hạn chế xuất khẩu gỗ tròn.
4. Khai thác thủy năng kết hợp thuỷ lợi
– Tài nguyên nước của các hệ thống sông Xê Xan, Xrê Pôk, Đồng Nai,… đang được sử dụng ngày càng có hiệu quả hơn.
+ Hệ thống thủy điện trên sông Xê Xan: Yaly (720MW), Xê Xan 3, Xê Xan 3A, Xê Xan 4 và Plây krông.
+ Sông Xrê Pôk, 6 bậc thang thủy điện với tổng công suất lắp máy trên 600 MW, thuỷ điện Buôn Kuôp (280MW); thủy điện Buôn Tua Srah (85MW),…
+ Trên hệ thống sông Đồng Nai: Đa Nhim (160MW), Đại Ninh (300MW), Đồng Nai 3 (180MW),…
Một góc thủy điện Yaly – Thủy điện có công suất lớn nhất vùng Tây Nguyên
– Ý nghĩa
+ Các công trình thuỷ điện tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp của vùng phát triển, trong đó có khai thác và chế biến bột nhôm từ nguồn Bôxit.
+ Các hồ thuỷ điện đem lại nguồn nước tưới quan trọng trong mùa khô và có thể khai thác cho mục đích du lịch, nuôi trồng thuỷ sản.
CÁC BẬC THANG THỦY ĐIỆN TRÊN TÂY NGUYÊN
Nguồn: https://pinkcloud.edu.vn
Danh mục: Trồng người